ASUS là nhà sản xuất máy tính lớn thứ 5 thế giới tính theo doanh số năm 2017. Asus xuất hiện trong bảng xếp hạng “InfoTech 100” của BusinessWeek, “Top 10 công ty công nghệ thông tin hàng đầu châu Á” và xếp thứ nhất trong hạng mục Phần cứng CNTT của “Top 10 thương hiệu Đài Loan nổi tiếng toàn cầu năm 2008”.
ASUS có tổng giá trị thương hiệu là 1,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2008. Asus niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Đài Loan với mã cổ phiếu 2357 và Sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn với mã ASKD. Các sản phẩm của ASUS đã giành được 4168 giải thưởng quốc tế tính đến năm 2012. Pegatron Corp. là tập đoàn máy tính thuộc ASUS. Pegatron còn có các công ty con là Unihan Corporation và ASRock.
Thương hiệu Asus là của nước nào?
ASUS được thành lập tại Đài Bắc, Đài Loan năm 1989 bởi T.H. Tung, Ted Hsu, Wayne Hsieh và M.T. Liao, cả bốn người trước đây đã làm việc tại Tập đoàn máy tính Acer với tư cách là kỹ sư phần cứng. Vào thời điểm này, Đài Loan vẫn chưa là quốc gia hàng đầu trong ngành sản xuất phần cứng máy tính như hiện nay. Intel sẽ là nhà cung cấp các bộ vi xử lý trung tâm (CPU), và các gã khổng lồ như IBM sẽ nhận được CPU mới trước tiên. Các công ty Đài Loan phải chờ đến sáu tháng sau đó.
AsusTek Computer Inc. (viết tắt ASUSTeK hay ASUS) là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Đài Loan, chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử và phần cứng máy tính như máy tính để bàn, máy tính xách tay, netbook, điện thoại di động, thiết bị mạng, màn hình, bộ định tuyến WIFI, máy chiếu, bo mạch chủ, card đồ họa, thiết bị lưu trữ quang học, sản phẩm đa phương tiện, thiết bị ngoại vi, thiết bị đeo, máy chủ, máy trạm và máy tính bảng.
ASUS cũng là một nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) cho các công ty khác.
Ý nghĩa tên thương hiệu Asus
Theo trang web của công ty, cái tên ASUS bắt nguồn từ Pegasus, ngựa thần có cánh trong thần thoại Hy Lạp, tượng trưng cho trí tuệ và kiến thức. ASUS thể hiện sức mạnh, sự thuần khiết và tinh thần ưa phiêu lưu của sinh vật tuyệt vời này, bay lên một tầm cao mới với mỗi sản phẩm mới mà công ty tạo ra. Chỉ có bốn chữ cái cuối cùng của từ Pegasus được sử dụng để ASUS có thứ tự cao trong các cách sắp xếp theo bảng chứ cái.
Slogan của công ty qua các thời kỳ
- Rock Solid. Heart Touching (2003 – 2009) (sỏi đá lay động trái tim).
- Inspiring Innovation Persistent Perfection (2009 – 2013) (truyền cảm hứng cho sự hoàn hảo đến bền bỉ).
- In Search of Incredible (2013 – nay) (nghiên cứu tìm kiếm sự đáng kinh ngạc).
Các sản phẩm của Asus
Các sản phẩm của Asus vô cùng đa dạng, bao gồm máy tính 2 trong 1, máy tính xách tay, máy tính bảng, máy tính để bàn, điện thoại thông minh, trợ lý kỹ thuật số cá nhân (PDA), máy chủ, máy trạm, màn hình máy tính, bo mạch chủ, card đồ họa, card âm thanh, ổ đĩa DVD, thiết bị mạng máy tính, vỏ máy tính, linh kiện máy tính, hệ thống làm mát máy tính,…
Các dấu ấn và cột mốc đáng chú ý của thương hiệu Asus
Tháng 9 năm 2005, Asus đã phát hành card gia tốc PhysX đầu tiên.
Tháng 12 năm 2005, Asus gia nhập thị trường TV LCD với model TLW32001.
Tháng 1 năm 2006, Asus tuyên bố sẽ hợp tác với hãng xe hơi Lamborghini để phát triển dòng máy tính xách tay cao cấp VX.
Card đồ họa ASUS GeForce RTX 2070 ROG STRIX Advanced – 8GB GDDR6 1632
Ngày 9 tháng 3 năm 2006, Asus là một trong những nhà sản xuất các mẫu máy tính bảng Microsoft Origami đầu tiên, cùng với Samsung và Founder Technology.
Ngày 8 tháng 8 năm 2006, Asus hợp tác với hãng sản xuất máy tính Gigabyte Technology.
Ngày 5 tháng 6 năm 2007, Asus ra mắt mẫu máy tính xách tay loại nhỏ (netbook) Eee PC tại triễn lãm máy tính COMPUTEX Đài Bắc (Eee PC bị khai tử năm 2013 do sự lỗi thời của netbooks).
Ngày 9 tháng 9 năm 2007, Asus tuyên bố hỗ trợ định dạng Blu-ray, thông báo phát hành ổ đĩa PC ghi BD-ROM / DVD. Mainboard cao cấp ASUS Crosshair IV Formula sử dụng CPU AMD Năm 2007, Oekom Research, một viện nghiên cứu độc lập chuyên đánh giá trách nhiệm của công ty, đã công nhận Asus là một “công ty thân thiện với môi trường” trong “Máy tính, thiết bị ngoại vi và công nghiệp điện tử văn phòng.”
Vào tháng 1 năm 2008, Asus thực hiện cải tổ, tái cấu trúc hoạt động, tách thành ba công ty độc lập:
- Asus (tập trung vào sản xuất máy tính và thiết bị điện tử);
- Pegatron (tập trung vào sản xuất OEM bo mạch chủ và linh kiện cho các hãng khác);
- Unihan Corporation (tập trung vào sản xuất vỏ và khuôn cho máy tính).
Tháng 10 năm 2010, Asus và Garmin (hãng sản xuất đồng hồ thông minh nổi tiếng) tuyên bố chấm dứt hợp tác sản xuất điện thoại thông minh.
Tháng 12 năm 2010, Asus ra mắt mẫu máy tính xách tay mỏng nhất thế giới, Asus U36 với độ dày chỉ 19 mm.
Tháng 6 năm 2018, Asus ra mắt mẫu smartphone chuyên game ASUS ROG Phone thế hệ đầu tiên.[
Tháng 5 năm 2019, Asus ra mắt mẫu smartphone cao cấp Zenfone 6 với màn hình tràn viền, camera xoay lật.
Ngày 27/6/2019, Asus ra mắt chính thức chiếc laptop siêu phẩm ASUS ROG Mothership với mức giá 180 triệu VNĐ. Theo thông tin sản xuất thì đây là phiên bản giới hạn được bán ra thị trường và sẽ được khắc laser đánh số thứ tự trên thân máy
Cũng trong năm 2019, Asus ra mắt ASUS ZenBook Pro Duo – mẫu ultrabook cao cấp 2 màn hình dành cho công việc sáng tạo nội dung.
Tháng 1 năm 2020, tại sự kiện CES 2020: ASUS ra mắt 2 mẫu laptop gaming cao cấp với cấu hình mạnh mẽ ASUS ROG Zephyrus G14 và G15, sử dụng CPU AMD Ryzen 4000 Series và nhân đồ họa NVIDIA GeForce RTX 2060.
Quý 2 năm 2020, ASUS giới thiệu dải sản phẩm ASUS ProArt bao gồm màn hình, bo mạch chủ, laptop hiệu năng cao, máy trạm workstation hướng đến đối tượng là các nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp.
Bài viết liên quan: