Ổ cứng SSD là gì? Có nên sử dụng không? Những ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD

Máy tính của bạn đang dùng ổ cứng HDD và thường xuyên gặp tình trạng Full Disk 100%, mở máy thì rất chậm? Nếu đúng như vậy thì chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc chuyển sang sử dụng ổ cứng SSD. Vì sao ư? Hãy đọc câu chuyện thưc tế dưới đây nhé!

Vào đầu năm 2018, mình có mua 1 chiếc laptop Dell mới với cấu hình khá cao được cài sẵn Windows 10. Nhưng chớ trêu thay, dù là máy mới mà chạy ứng dụng máy thường xuyên gặp tình trạng Full Disk 100%. Ban đầu mình nghĩ, máy tính mới, ổ cứng mới đã lưu gì nhiều đâu mà lại bị báo full disk (đầy ổ đĩa) 100% là sao?

Sau tìm hiểu, mình mới biết nguyên nhân là do ổ cứng HDD gây lên và nhiều lời khuyên đưa ra là thay sang dùng ổ cứng SSD. Thật bất ngờ! Khi chuyển sang ổ cứng SSD máy không còn tình trạng Full Disk 100% nữa. Hơn thế, tốc độ mở máy, mở phần mềm và copy file cực kỳ nhanh. Có thể nói nó nhanh gấp vài chục lần so với ổ HDD luôn.

1. Khi nào cần nâng cấp lên ổ cứng SSD?

Có rất nhiều lý do để bạn đưa ra quyết định nâng cấp lên ổ SSD. Trong đó có những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau:

  • Ổ cứng HDD đang sử dụng có dấu hiệu cũ kỹ hoạt động kém, kêu to và nóng nên cần thay thế.
  • Máy tính thông báo ổ cứng HDD bị lỗi Bad sector.
  • Máy tính hiển thị báo lỗi: “Non-system disk or disk error…”.
  • Máy tính thường xuyên trong tình trạng Full disk 100%, đặc biệt là khi sử dụng Windows 10.
  • Máy tính không thể khởi động do ổ cứng bị hỏng.
  • Không thể cài đặt ứng dụng hoặc cài win do ổ cứng bị hỏng gây mất dữ liệu, thường xuyên đơ, treo máy.
  • Máy tính khởi động chậm, tốc độ copy dữ liệu chậm.
  • Hay chỉ đơn giản là bạn muốn nâng lên ổ cứng SSD để máy tính chạy nhanh, mở phần mềm nhanh hơn, hạn chế giật lag, treo máy.

ổ cứng ssd

2. Những kiến thức cần biết về ổ cứng SSD

2.1. Ổ cứng SSD là gì?

Ổ cứng SSD là ổ cứng thể rắn hay còn gọi là ổ lưu trữ bán dẫn, trong đó SSD được viết tắt từ tên tiếng Anh đầy đủ là Solid State Drive. Ổ cứng SSD sử dụng các chip nhớ flash để lưu trữ dữ liệu cho laptop hoặc PC nên dữ liệu được đảm bảo an toàn cao và truy xuất nhanh.

2.2. Cấu tạo của ổ cứng SSD như nào?

Ổ cứng SSD được cấu tạo với nhiều chip nhớ flash NAND liên kết với nhau trên vi mạch điều khiển hay còn gọi controller. Trong quá trình sử dụng, dữ liệu lưu trữ sẽ được lưu trên các chip nhớ flash. Như vậy, 2 thành phần quan trọng nhất của ổ cứng SSD là chip nhớ flash NAND và vi mạch điều khiển.

Hiện tại, có 3 công nghệ phổ biến cho chip nhớ flash NAND đang được sử dụng phổ biến là SLC (single-level cell), MLC (multi-level cell) và TLC (triple-level cell). 3 công nghệ này khác nhau là mật độ bits dữ liệu chứa trong chip nhớ, độ trễ và độ bền dựa theo chu kỳ ghi xóa (P/E cycle). Các công nghệ này ảnh hưởng đến hiệu năng tổng thể của ổ cứng SSD.

Nhìn vào bảng thông số kỹ thuật ở trên sẽ thấy, chip NAND SLC chỉ chứa 1 bit dữ liệu trên cell nhưng có độ trễ (latency) thấp nhất và độ bền đạt đến 100.000 chu kỳ ghi xóa (P/E cycles). Trái ngược với đó, chip NAND TLC chứa tới 3 bit dữ liệu trên cell nhưng lại có độ trễ lớn nhất và độ bền chỉ 5.000 chu kỳ P/E.

=> Như vậy, để chọn mua ổ cứng SSD bền nhất bạn nên chọn ổ cứng có số lần đọc ghi cao dựa vào chip nhớ mà ổ SSD đó sử dụng. Số lần đọc ghi càng cao thì tuổi thọ của ổ SSD càng được lâu.

Cấu tạo của ổ cứng SSD

2.3. Phân loại ổ cứng SSD phổ biến hiện nay

Hiện tại, chúng ta có thể phân loại ổ cứng SSD theo 2 dạng, đó là theo công nghệ chip nhớ flash hoặc phân loại theo chuẩn kết nối.

2.3.1. Phân loại ổ SSD theo chip nhớ flash NAND

Phân loại theo flash NAND, ổ cứng SSD sẽ có 3 loại chính là SLC, MLC và TLC. Cụ thể như sau:

– SLC (Single Layer Cell): Theo cấu tạo, ổ cứng SSD SLC chỉ chứa được 1 bit dữ liệu trên 1 cell nhưng bù lại độ trễ khi đọc ghi dữ liệu rất thấp và số lần đọc ghi cao nên nó có hiệu năng và độ bền cao. Chỉ có điều chi phí sản xuất ổ cứng SSD loại này cao nên giá bán thường rất đắt, chỉ phù hợp dùng cho doanh nghiệp.

– MLC (Multi Layer Cell): Ổ cứng SSD MLC có thể lưu được 2 bit dữ liệu trên cell. Tốc độ đọc ghi dữ liệu cũng khá nhanh nhưng độ ổn định và độ bền không cao nếu so với ổ SSD SLC. Bù lại, giá bán của ổ cứng SSD MLC lại phù hợp với người dùng phổ thông. Do đó đây là loại ổ cứng được lựa chọn nhiều nhất.

– TLC (Triple Layer Cell): Mặc dù ổ cứng SSD TLC có mất độ lưu trữ lên tới 3 bit trên 1 cel nhưng tốc độ đọc ghi lại kém hơn so với 2 loại trên. Về độ bền, ổ SSD TLC cũng có độ bền kém hơn nhưng giá thành lại rất rẻ.

Như vậy, để dung hòa giữa tốc độ, độ bền và giá thành thì ổ cứng SSD MLC được sử dụng nhiều nhất và là lựa chọn hàng đầu với người dùng phổ thông.

2.3.2. Phân lại ổ SSD theo chuẩn kết nối

Phân loại theo chuẩn kết nối, ổ cứng SSD sẽ có 4 loại:

Phân lại ổ SSD theo chuẩn kết nối

– Ổ SSD chuẩn SATA III 2.5″: Hiện tại chuẩn này rất phổ biến và thường là chuẩn SATA III, chân cắm của nó tương tự như của ổ cứng HDD vì vậy nếu bạn muốn thay ổ HDD sang ổ SSD thì nên chọn chuẩn kết nối này. Với chuẩn SATA III thì tốc độ đọc ghi tối đa trên lý thuyết là 6Gb/s (tương đương 550Mb/s).

– Ổ SSD chuẩn mini SATA (mSATA): Chuẩn mSATA cũng tuân theo các quy định của chuẩn SATA III thông thường và chúng giống như thiết bị mini PCI Express vậy, nhưng 2 cổng kết nối đó không tương thích lẫn nhau nên mSATA đang dần bị thay thế.

– Ổ SSD chuẩn M.2 SATA: Cổng giao tiếp M.2 SATA có tốc độ truyền tải dữ liệu đúng chuẩn SATA III trên lý thuyết (6Gb/s) tương tự như các SSD SATA khác. Nhưng kích thước của ổ cứng SSD dùng chuẩn này thường nhỏ gọn hơn.

– Ổ SSD chuẩn M.2-PCIe: Chuẩn kết nối này có tốc độ cao hơn so với chuẩn SATA III rất nhiều lần (10Gb/s trên lý thuyết). Kích thước của ổ cứng SSD dùng chuẩn giao tiếp này có kích thước rất nhỏ gọn nhưng không phải máy tính nào cũng hỗ trợ.

2.4. Những ưu điểm của ổ cứng SSD

So với ổ cứng HDD thì ổ cứng SSD có rất nhiều ưu điểm khiến bạn quyết định lựa chọn ổ SSD cho máy tính của mình.

  • Tốc độ đọc ghi cao giúp khởi động máy tính và mở phần mềm nhanh chóng.
  • Ổ cứng SSD với hiệu suất cao hơn nhiều so với ổ HDD nên giúp cải thiện được lỗi Full Disk 100%.
  • Hạn chế giật lag khi chơi game, hạn chế bị treo khi sử dụng phần mềm.
  • Ổ cứng SSD không gây ra tiếng ồn như ổ HDD, đặc biệt không bị nóng như ổ HDD nên hạn chế được vấn đề tăng nhiệt cho thiết bị.
  • Chống sốc tốt, không lo bị hỏng hóc, mất dữ liệu khi bị va đập nhẹ.
  • Tuổi thọ của ổ cứng SSD ngày càng tăng cao.
  • Tính bảo mật cao, tiêu thụ điện năng thấp.

2.5. Những nhược điểm của ổ cứng SSD

Bên cạnh những ưu điểm thì ổ cứng SSD cũng có những khuyết điểm không đáng có. Nhưng những nhược điểm này sẽ dễ dàng được khắc phục nếu bạn có…….”tiền”. Bởi:

  • Giá ổ cứng SSD cao hơn so với ổ HDD. Mặc dù hiện nay, giá bán của ổ cứng SSD đang được cải thiện rất nhiều so với hồi mới ra mắt.
  • Dung lượng thấp so với số tiền bỏ ra. Với số tiền khoảng 1,5 triệu đồng bạn có thể mua 1 ổ HDD dung lượng 1Tb còn mua ổ cứng SSD thì bạn chỉ mua được ổ với dụng lượng 120Gb thôi.

Giải pháp: Để khắc phục nhược điểm này là bạn có thể lắp song song 1 ổ SSD và 1 ổ HDD. Trong đó bạn lắp 1 ổ SSD dung lượng khoảng 120Gb để cài hệ điều hành và các phần mềm vào đó, còn 1 ổ HDD dung lượng khoảng 500Gb để lưu trữ dữ liệu.

Trường hợp bạn dùng máy tính bàn (PC) sẽ có nhiều cổng để cắm thêm 2-3 ổ cứng, còn nếu bạn dùng laptop thì ngoài 1 cổng dùng để cắm ổ cứng có sẵn bạn có thể thay thế ổ đĩa DVD bằng 1 ổ cứng nữa.

3. Cần lưu ý gì khi chọn mua ổ cứng SSD?

Trước khi chọn mua ổ cứng SSD bạn hãy đọc qua những thông tin dưới đây để có thể xác định được cho mình là nên mua ổ cứng SSD nào.

3.1. Nhu cầu sử dụng ổ cứng SSD

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà bạn đưa ra quyết định mua ổ cứng SSD như nào cho phù hợp. Điều này phụ thuộc vào việc bạn sử dụng ổ cứng SSD để làm gì, các thiết bị dùng để lắp ổ SSD tương thích với loại ổ cứng SSD nào,…

Đặc biệt, bạn cần xác định được nhu cầu ghi xóa dữ liệu lên ổ cứng SSD là nhiều hay ít. Vì điều này ảnh hưởng nhiều tới tuổi thọ của ổ cứng.

3.2. Chọn dung lượng ổ cứng SSD

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại ổ cứng với nhiều mức dung lượng khác nhau cho bạn lựa chọn. Nếu bạn chỉ cần dùng để máy tính khởi động và mở phần mềm nhanh chóng thì bạn chỉ cần mua ổ SSD dung lượng vừa phải (khoảng 128Gb) để làm ổ cài hệ điều hành và phần mềm và lắp thêm ổ cứng HDD để lưu trữ. Nếu là công ty, doanh nghiệp cần lưu trữ dữ liệu với tốc độ đọc ghi nhanh và ổn định thì mua ổ SSD với dung lượng cao (khoảng 500Gb đến 4Tb).

Thay ổ cứng SSD Gigabyte 120GB

Xem thêm: Thay ổ cứng Laptop tại Vũng Tàu

3.3. Phương thức giao tiếp của ổ SSD

Như đã nói ở trên, ổ cứng SSD có các phương thức kết nối phổ thông là SATA III, mSATA, M.2 SATA và M.2 PCIe. Như vậy, khi nâng cấp lên ổ cứng SSD bạn cần phải kiểm tra xem thiết bị của bạn hỗ trợ các cổng kết nối nào để mua cho phù hợp. Tránh trường hợp sau khi mua về không thể gắn trực tiếp vào máy mà lại phải mua thêm cổng chuyển đổi.

Hoặc trường hợp máy của bạn chỉ hỗ trợ giao tiếp SATA I (tốc độ tối đa 1,5Gbps) hoặc SATA II (tốc độ tối đa 3Gbps) nhưng bạn mua ổ cứng SSD hỗ trợ cổng SATA III (tốc độ tối đa 6Gbps), mặc dù nó vẫn tương thích những lúc này tốc độ bị hạn chế theo cổng tương ưng.

3.4. Tính năng bổ sung cho ổ SSD

Mỗi hãng sản xuất ổ cứng SSD sẽ phát triển riêng cho mình những công nghệ, tính năng giúp tối ưu cho ổ SSD của họ. Khi lựa chọn ổ SSD bạn cũng nên chú ý tới những tính năng bổ sung đó để chọn cho mình ổ SSD tốt nhất.

Ngoài ra, hiện nay ổ cứng SSD còn được tích hợp chức năng sữa lỗi ECC (Error Correcting Code) giúp tự động phát hiện và sửa lỗi cho ổ SSD nhằm hạn chế mất mát hoặc hư hỏng dữ liệu. Tuy nhiên giá thành của những ổ cứng SSD có thêm chức năng này thường cao hơn nên bạn cần cân nhắc lựa chọn.

Tương tự như các thông số NAND flash (TLC/MLC/SLC) và chuẩn giao tiếp (SATA/PCI), chức năng ECC cũng được nhà sản xuất công bố và ghi rõ trên hộp sản phẩm hoặc trên thân ổ cứng SSD.

3.5. Tốc độ, độ bền và giá bán

Như bạn đã biết ở trên, ổ cứng SSD hiện nay sử dụng các NAND flash thông dụng như SLC, MLC, TLC và theo lý thuyết thì độ bền và tốc độ được xếp theo thứ tự SLC > MLC > TLC, về giá bán thì lần lượt theo thứ tự TLC > MLC > SLC.

Như vậy, với người dùng phổ thông để tối ưu giữa giá bán và độ bền thì ổ cúng SSD MLC và TLC được lựa chọn nhiều nhất trong đó lựa chọn hàng đầu vẫn là TLC vì giá rẻ. Còn với công ty, doanh nghiệp thì ổ cứng SSD SLC sẽ là lựa chọn với tốc độ và độ bền.

Như vậy, tùy thuộc vào ngân sách của bạn để đưa ra lựa chọn cho mình 1 chiếc ổ cứng SSD phù hợp.

3.6. Chỉ số TBW của ổ cứng SSD

Chỉ số TBW (Tera Byte Written) là tổng số TB (1TB = 1000Gb) tối đa được ghi lên ổ cứng SSD. Đây là chỉ số rất quan trọng, nó cho biết giới hạn tuổi thọ của ổ SSD của bạn. Nếu bạn ghi xóa dữ liệu càng nhiều lên SSD thì ổ cứng của bạn có tuổi thọ càng ngắn. Nếu chỉ số TBW bạn sử dụng gần đạt tới chỉ số giới hạn có nghĩa là bạn sắp phải thay ổ cứng SSD mới.

Thông thường thì các nhà sản xuất không công bố chỉ số này rộng rãi nên trước khi mua ổ cứng SSD bạn cần tìm hiểu thêm chi tiết.

3.7. Chế độ bảo hành

Thực sự mà nói, không chỉ ổ cứng SSD mà đồ điện tử nói chung nó cũng hên xui lắm. Nhiều khi mua đồ đắt tiền thì lại nhanh hỏng còn mua đồ rẻ tiền dùng như phá thì lại bền.

Ấy vậy nên khi mua ổ cứng SSD để ăn chắc thì chúng ta nên chọn mua những mẫu mà có thời gian bảo hành lâu dài để sử dụng được an tâm hơn.

Hiện nay, các ổ cứng SSD thường có thời gian bảo hành rất dài khoảng từ 2 năm cho đến 3 năm, thậm chí có model cao cấp thời gian bảo hành còn lên tới 10 năm.